Kỹ thuật trồng sứ

Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium Obesum thuộc họ trúc đào , tên gọi khác là Hồng sa mạc .Cây sứ này được du nhập đất nước chúng ta trước đây rất lâu khoảng 40- 50 năm về trước. Cây sứ Thái ưu ánh sáng và chịu được nắng và nóng , càng nóng và đầy đủ phân cây sẽ đầy hoa và xanh tốt,vì vậy mà cây sứ được vào chậu trồng rất đẹp ,để lộ ra bộ rễ to , phình ra cả thành chậu.

Kỹ Thuật Trồng Sứ Thái Lan
Sứ Thái lan
Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium Obesum thuộc họ trúc đào , tên gọi khác là Hồng sa mạc .Cây sứ này được du nhập đất nước chúng ta trước đây rất lâu khoảng 40- 50 năm về trước.
Cây sứ Thái ưu ánh sáng và chịu được nắng và nóng , càng nóng và đầy đủ phân cây sẽ đầy hoa và xanh tốt,vì vậy mà cây sứ được vào chậu trồng rất đẹp ,để lộ ra bộ rễ to , phình ra cả thành chậu.
Cây sứ cần thiết nước để phát triển ,nuôi thân,củ ,lá khi ta tưới nước vừa đủ cây xanh tốt ,dư nước  củ sứ sẻ mọng nước , nếu bị đọng nước ở đáy chậu thì cây sứ sẻ bị sụ lá và củ sẻ bị mềm và thúi .
Cây sứ không chịu nước quá phèn, chua , cây chậm phát triển , độ ph từ 5 – 7 là cây trồng phát trển tốt.
Đất trồng không bị đóng cứng ,phải tơi xốp , bà con nông dân ở Sài Thành dùng tro trấu và vỏ trấu chưa đốt và ít phân bò , 3 trấu +1trấu tươi +1 phân bò trồng thời gian đầu tương đối tốt ,nhưng ít lâu nó sanh bệnh thúi củ .
Cây sứ bón phân bò, cây tốt nhưng lại bị cỏ mọc um tùm, chúng ta có thể sự dụng phân hóa học NPK theo chu kỳ phát triền của cây kết hợp với phân hữu cơ hoặc phân vi sinh chống được nấm bệnh
Phòng trừ sâu bệnh cho cây sứ
Cây sứ thường bị rụng lá vào mùa mưa , do số côn trùng cắn phá như sâu ăn trụi trơ còn cọng sứ , (là con sâu xanh) ,teo đọt và lá cháy do con nhện đò hút chít làm cây trụi lá hết
Thuốc trừ sâu cho cây sứ   dùng vibamec trừ sâu , trừ rầy, trừ bọ , nhện .
Thuốc phòng bệnh cho cây dùng vivil cho lá và củ khỏi nấm bệnh xâm nhập 7-10 ngày/lần.
Kỹ thuật trồng , và tạo dáng cho cây
Cây sứ trồng từ một năm trở lên ta nên tiến hành thay đất , nếu cây to quá ta thay đổi chậu lớn hơn .Chúng ta nên thay dất vào mùa khô trách cây sứ bị thúi nhũn . Thời gian thay đất và cắt tỉa khoảng độ từ hai tháng đến hai tháng rưởi là cây trổ hoa kịp tết, nhưng  chậu sứ phải đầy đủ phân , cây tốt mới có thể đâm nụ hoa.
Các bước khi sang chậu sứ ;
Đầu tiên nhổ cây sứ ra khỏi chậu , ta gở bỏ hết lớp đất củ bỏ đi trách làm bị trầy củ sứ, đứt và dập rễ .
Tiếp  theo dùng dao bén cắt tỉa cho cây sứ tròn đều như ý muốn và tỉa bỏ những rễ phụ không đẹp bao quanh củ .
Cắt bỏ những rễ cám ở phía dưới , để trong mát một tuần cho các vết thương lành
Những vết cắt  ở nhánh , rễ, củ ta phải trét vôi hoặc thuốc trừ nấm bệnh như Vicarben và các loại thuốc trừ khác
Xong ta mang cây sứ vào chỗ mát để khoảng 5 -7 ngày   trách nắng và ẩm ướt ở những chỗ vết cắt sẽ bị hư
Sau 7 ngày ta mang cây vào chậu đất và phân vừa đủ độ ẩm , và để nơi bóng răm khoảng độ 15 ngày là cây sứ sẽ nhú ra tược non ,thời gian này không nên tưới nhiều cây chưa hút được nhiều nước.
Cây sứ đã ra được 1 lá ,2 lá ta mang ra nắng trực tiếp ta dùng NPK    30-10-10 để thúc đẩy quá trình ra lá của cây tiếp theo đó tya dùng NPK 15-30-15 để thúc đẩy cây đâm nụ hoa cho ngày tết .
Trưong hợp cây sứ không phát triển tốt ta dùng phân vi sinh để vừa làm cây hồi phục rễ vừa chống được nấm bệnh.
Cây sứ đẹp thân , cành . củ , rễ và cái chậu cũng phải hài hòa với cây vào chậu. Cắt tỉa cây không bị những chỗ quá khuyết, cành nhánh hài hòa là chúng ta đã có được chậu sứ đẹp .

Truong Duy Lam

Hoa mai Việt Nam

0 replies

Để lại một đánh giá

Bạn có muốn tham gia cuộc trao đổi?
Có thể thỏa sức thảo luận!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *