Làng hoa mai ở Việt Nam

Làng trồng hoa mai đẹp như Bến Tre,Thủ Đức… Làng này có tiếng vài chục năm nay khí hậu thích hơp cho cây hoa mai phát triển.Đặc biệt là cây hoa tám cánh lâu rụng .Khởi đầu trồng vài cây trước nhà để chơi tết ,rồi có người hỏi mua , cứ thế mà làng hoa thành hình với hơn 100 hộ dân trồng mai.Đến nay làng hoa có hơn 10.000 gốc gốc mai .

 
.
Những Làng Mai ,Vườn Mai  từ Yên Tử đến Hà Tiên Việt nam
 
 
Làng mai võ Dỏng Ở Vỉnh Trung -Nha Trang
Làng này có tiếng vài chục năm nay khí hậu thích hơp cho cây hoa mai phát triển.Đặc biệt là cây hoa tám cánh lâu rụng .Khởi đầu trồng vài cây trước nhà để chơi tết ,rồi có người hỏi mua , cứ thế mà làng hoa thành hình với hơn 100 hộ dân trồng mai.Đến nay làng hoa có hơn 10.000 gốc gốc mai .
Làng mai Vỏ Dõng trồng mai theo cách tự nhiên .Sau mùa hoa tết ,đem hạt gieo thường xuyên tưới nước , hạt nảy mầm thành cây con ,chọn cây tốt đem trồng ..Vào dịp gần tết khoảng 5- 10 tháng chạp cả làng phải thuê người lải lá mai nhưng không kịp, năm nào cũng còn cả trăm cây chưa kịp lải lá để đón tết .
Có hai cách bán là bán nguyên cây có gốc , và bán cành .Con đường tràn ngập sắc mai mỗi dịp tết đến , ngoài chuyện bán mua , còn là một nét duyên độc đáo của một làng quê.
Phú hội là địa danh nổi tiếng của tỉnh  Bình Thuận
Điển hình là ông Phạm văn Vũ còn gọi là năm Vũ ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc .Trong vườn có hơn 300 gốc mai có nhiều loại 5cánh ,8 cánh , 9 cánh có hương thơm sắc màu tươi tắn .
Cây mai ở đây có đặc điểm , bông đầy đặn hoa vàng tươi ,bông lớn và tiếp nước nhanh
Nên khi chơi tết không bị héo rủ cành .Nhiều năm trong nghề ông có nhiều kinh nghiệm , trồng mai là phải chịu khó.
Hằng năm ông xuất bán vài trăm gốc giá từ 100 ngàn đến vài triệu đồng 1 cây .Nhờ vậy gia đình ông năm Vũ bán mai thu nhập bình quân từ 15 triệu đến 25 triệu đồng .
Bí quyết riêng của ông là làm cây mai nở đúng giao thừa.Hơn 15 năm trong nghề trồng mai , cây mai xuất vườn ở đây nở đúng tết nên càng có uy tín vườn mai của ông .
Lên núi tìm mai
Rừng mai Cà Ná

Cách đây 10- 20 năm chỉ cần ghé rừng Chà bang .Cà Ná chúng ta sẽ thấy mai mọc rất nhiều ,sẽ thấy những cành mai đẹp , những cây mai ven rừng , còn bây giờ phải lặn lội vào rừng sâu mới tìm thấy .có những cây đường kính trên nữa mét

Vũ Duy Chương   1 – 2 2005
Mai Háo Đức Bình Định
 
Mai Háo Đức Bình Định  từ lâu đã có sự lựa chọn thương hiệu mai Háo Đức – Bình Định . Cây mai Háo Đức có cái dáng, cái thế rất đẹp , nghệ nhân ở đây có đôi bàn tay khéo léo .Mai ở đây sai bông , bền hoa , có màu tươi và hương tinh khiết là nhờ hấp thụ cái thanh sạch của trời củ môt làng quê bên sông Côn , dưới chân thành phố Hoàng Đế. Ông tâm cho biết những thương lái đi mua mai tết đều thích đến Háo Đức .
Huỳnh Kim Bửu Hương Sắc 3/2008
Cây Mai Vàng Yên Tử
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn…
Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
Với người dân nước Việt, hoa mai đã trở thành sứ giả biểu tượng cho mùa xuân ở vùng đất phương Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng ở Quảng Ninh cũng có rất nhiều loài mai, đặc biệt phải kể đến cây mai vàng Yên Tử. Mai Yên Tử có sức sống mãnh liệt, thuộc họ mai vàng có tên khoa học là OCHNACEAE. Các cụ xưa thường gọi giống mai vàng là Kim liên mộc, còn người dân địa phương thì gọi là Mai ký đá.
Cây mai ký đá thường có rễ len lỏi ở các khe đá. Mai vàng Yên Tử sống thành quần thể rừng, ước định trên 800 năm tuổi. Có thể rừng mai cổ này được hình thành từ khi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, các vị tu thiền đã tự tay trồng và chăm sóc. Mai Yên Tử có điểm khác biệt với các loài mai khác là lá non của nó lúc nào cũng xanh mướt chứ không nhuộm sắc tím, vàng như các giống mai khác.
Yên Tử từ lâu đã nổi tiếng là chốn “non thiêng” và mọi người quan tâm nhiều tới Yên Tử không chỉ vì quy mô, kiến trúc đặc biệt mà chính bởi Yên Tử vốn là một trong những trung tâm Phật giáo Việt Nam. Cũng là hữu duyên khi tôi được trò chuyện với sư thầy Thích Quang Huệ tại chùa Lân (Yên Tử) để được hiểu thêm về giáo lý của đạo Phật và dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Bảy trăm năm qua, Yên Tử nổi danh là phúc địa, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp phi thường của Đức Hoàng đế anh hùng Trần Nhân Tông, sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi (1385-1288), đã từ bỏ ngai vàng về tu tại Yên Sơn, sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm, xây dựng nơi đây trở thành một trung tâm văn hoá, kinh đô Phật giáo của Đại Việt và Người trở thành Đức Phật của Việt Nam. Chợt nhớ đến những câu thơ viết về Người:
Để lại sau lưng cả cung điện vàng son
Những châu báu ngọc ngà, những cung tần mỹ nữ
Ta đến với rừng thiêng Yên Tử
Gió trăng ơi xin hãy đón ta về…
Và tự lúc nào, câu chuyện lại xoay quanh về cây mai vàng Yên Tử. Theo lời sư thầy Quang Huệ, Sơ Tổ khi xưa đã dạy các đệ tử: Hãy buông bỏ hết những cái không buông bỏ được thì chính là cây mai vàng Yên Tử. Qua đó, Điều Ngự Giác Hoàng muốn ám chỉ đến hành giả, chỉ tu thành chính quả khi đã rũ bỏ được mọi vướng luỵ, nhưng điều cao quý nhất không thể nào rũ bỏ được chính là tâm thiền của mỗi nhà sư. Tâm thiền đó được ví như tinh thần, cốt cách của cây mai vàng Yên Tử.
Vẻ đẹp của mai và là vẻ đẹp thanh khiết cao quý, màu vàng tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang. Theo thuyết ngũ hành, thì màu vàng thuộc hành Thổ, nằm ở vị trí trung tâm của bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Màu vàng cũng là màu biểu tượng cho nòi giống Việt. Hương của hoa mai còn được gọi là “lãnh hương” bởi trời càng lạnh, hoa càng toả hương thơm. Bất chợt hiểu thêm một chút về hai câu thơ của thiền sư Mãn Giác:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, hiên trước một nhành mai).
Xuân đến – xuân đi, những ngày xuân trôi qua, nhìn những cánh hoa rơi lìa khỏi thân cành như nhắc nhở dòng thời gian đến – đi, hoa nở – hoa tàn, tóc xanh – tóc bạc. Vòng đời luân chuyển, mọi việc trên đời đều vô thường. Ai cũng đến đi, ai cũng trẻ già, đã là thế nhân làm sao thoát khỏi vòng sinh tử, làm sao thoát được tâm tư khổ luỵ của kiếp người. Lúc được thì vui, khi mất thì buồn. Lúc gần gũi thì hạnh phúc, khi biệt ly thì đau khổ…  Dù vẫn biết, thiền sư Mãn Giác có ý nhắn dạy thế nhân về quy luật vận hành tất yếu của thiên nhiên và vòng tử sinh luân hồi của kiếp người. Nhưng mùa xuân đã qua, tưởng hoa đã rụng hết mà nhà sư vẫn thấy một nhành mai nở muộn lúc xuân tàn? Có thể nhành mai mà thiền sư đã trông thấy chỉ là trong tâm thiền, nhành mai đó chính là biểu tượng cát tường của đời sống.
Kể về mai vàng Yên Tử, bà Lê Chinh Thuần, một trong những Phật tử thuần thành bảo vệ rừng mai cổ, cho biết: “Rừng Đại lão mai vàng Yên Tử này rất linh thiêng, bởi đây chính là nơi các thiền sư đã từng ở. Với tâm thành dâng lên Sư Tổ thiền viện, nhóm Phật tử Minh Thành Tuệ đã làm lễ xin hạt ở rừng Đại lão mai vàng về ươm thành cây để trồng ở chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hoa Yên…
Đến nay, một số cây mai đã phát triển tốt, khai hoa kết nụ làm đẹp thêm chốn non thiêng trong mùa lễ hội. Trơ gan cùng tuế nguyệt, giữa sương tuyết lạnh lùng, mai vẫn âm thầm đơm hương và đến thời khắc dẫu gió xuân chưa về, mai vẫn khai hoa.
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn…”.
Lặng ngắm nhìn những thân mai khẳng khiu, thanh thoát mà không yếu đuối; mạnh mẽ, cương trực mà không hề thô kệch và ngắm những nụ mai vàng cứng cáp đang nhú lên trong giá lạnh để chuẩn bị khai hoa đón mùa xuân tới, tôi mới phần nào hiểu được tại sao mai vàng lại chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca cổ đến vậy.
Tạm biệt Yên Tử vào một ngày cuối đông, nghe tiếng chuông chùa ngân nga, nhịp nhàng hoà theo với gió để rồi tan dần trong sương chiều bảng lảng và nghe tiếng Mô Phật thay cho lời chào tạm biệt của các thiền sư vừa hiền hòa, vừa thanh thoát, thấy tâm mình nhẹ nhàng hơn…
Lê Hải
Mai vàng tiếp tục được phát hiện tại Thanh Hoá
Mai vàng từ lâu được biết đến như một loại cây chơi tết chỉ có ở miền nam. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay mai vàng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh phía bắc của Việt Nam nhưQuảng Ninh, Bắc Giang. Việc tranh cãi về nguồn xuất phát của mai vàng cũng bùng lên. Đặc biệt, từ tháng 07/2011 mai vàng lại được phát hiện tại tỉnh Thanh Hóa.
Theo KS. Đỗ Đăng Sơn (Phòng kỹ thuật, Công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa), mai vàng được phát hiện quanh khu vực rừng Quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Theo anh, nhận định ban đầu của mọi người nó cùng loài với mai vàng miền nam và các giống mai vàng miền bắc được phát hiện trước đó Ochna integerrima (Lour.) Merr.
Theo mô tả của anh Sơn, mai này có 6-8 cánh và tương đối giống với giống mai vàng Yên Tử được phát hiện trước đó. Nó có mùi thơm nhẹ, hoa màu vàng tươi, lộc (đọt) có màu xanh ngọc. Những cây mai này có thể cao đến 10 mét và được ước định khoảng trên 100 năm tuổi.
Từ khi phát hiện, giống mai này đã bị nhiều người khai thác bừa bãi dẫn đến số lượng đã giảm tương đối nhiều. Nếu tiếp tục tình trạng này sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn gen quý này. Theo anh Sơn, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để có biện pháp bảo tồn.
Theo đánh giá chủ quan của tôi (KS. Tiến Dũng), giống mai vàng ở Thanh Hóa chắc chắn cùng nguồn gốc với mai vàng Yên Tử và mai vàng miền nam. Do vậy, việc bảo tồn là không khó. Căn cứ các kết quả nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện thì hoàn toàn có thể nhân giống và phát triển giống mai vàng này thành hàng hóa. Đó là việc làm cấp bách. Nó vừa giúp cho việc bảo tồn mà vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
                                                                                     ( Báo Nông Nghiệp)
Làng mai vàng Phước Định
Phước Định, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) là ấp miệt vườn nổi tiếng, quanh năm được bao phủ với vườn cây trái xanh tươi.
Ở đây, nghề chơi kiểng cổ, đặc biệt kiểng mai vàng chưng Tết, có trên 55 năm, được truyền qua nhiều thế hệ. Tháng 8/2009, UBND tỉnh Vĩnh Long đã công nhận làng nghề truyền thống “hoa kiểng – cây giống”. Tổ hợp làng nghề Phước Định cũng đã làm thủ tục đăng kí thương hiệu cho làng nghề kiểng mai vàng.
Phước Định có khoảng 360 hộ thì đến 330 hộ đã có mai. Nhà nhà trồng mai; hộ nhiều, hộ ít, nhưng ít thì cũng có vài chục cây kiểng mai vàng. Riêng tổ làng nghề, trên 160 hộ thành viên, có số lượng kiểng bình quân mỗi hộ khoảng từ 400 tới 1.000 cây mai các loại. Nếu tính tuổi mai, nhiều nhà vườn còn giữ được những cây kiểng cổ đã có vài chục năm đến cả 100 năm. Mai nguyên liệu được mua từ nguồn Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp. Làng mai chỉ trồng, chăm sóc lại để tạo thành kiểng cổ.
Chơi kiểng cổ không tốn nhiều diện tích. Thường nhà vườn trồng mai trước sân nhà, vì là “vật bất ly thân”; mặt khác, vừa tiện chăm sóc, cắt tỉa, uốn cành, vừa để ngắm mai thư giãn. Theo anh Tiêu Hùng Minh, tổ phó làng nghề: “Cây mai vàng có điểm đặc biệt là trồng khít, nắng sẽ không rọi vào gốc làm nóng gốc khiến cây dễ bị suy. Lúc nắng sáng hoặc nắng chiều, các tán cây che nắng đỡ cho nhau, giúp gốc mai thường xuyên có được độ ẩm cần thiết cho sự phát triển”. Nói chung, trồng mai có được lợi kép, vừa là thú chơi tao nhã vừa là công việc kinh doanh siêu lợi nhuận.
Cây mai Phước Định thường là mai nguyên thủy, ít có mai ghép, mai tháp như ở một số vùng khác. Vì vậy, cây có tuổi thọ rất cao, sống khoảng vài chục năm đến cả trăm năm là chuyện bình thường. Người trồng mai chỉ ngại hai bệnh nguy hiểm: bệnh nấm hồng và bệnh sương mai. Nấm hồng mọc trên cành có màu đỏ nhạt, nếu không trị sớm sẽ làm cho cây chết nhánh, dần sẽ làm thiệt đến thân; còn sương mai làm cho lá bị quăn queo lại. Tuy chơi mai là để ngắm hoa nhưng lá không tốt sẽ làm cây mai khó phát triển như ý. Ngoài ra, bọ trỉ, nhện đỏ cũng làm hại lá. Nhưng, cái thắng thua hàng năm của người trồng mai là việc xử lý ra hoa đúng Tết. Năm rồi, tiết trời thất thường khiến cho toàn bộ mai vàng ngậm không nở; thành thử người chơi mai đành phải chờ năm sau.
Cây mai có giá trị được căn cứ vào các yếu tố: rễ, thân, cành, tán, bông. Tuổi thọ của cây cũng là một tiêu chuẩn để được định giá: cây càng nhiều tuổi thì giá trị càng lớn. Các tiêu chí khác cũng được tính tới. Chẳng hạn: rễ phải có hình thù đẹp; gốc phải có bề hoành lớn; thân phải có chiều cao cân đối, hài hòa; các chi nhánh phải cân xứng với thân.
Mai vàng có ít nhất 6 loại: loại lá dài, lá ngắn, lá bầu tròn, lá rất dài… Mỗi loại cho hoa với điểm mạnh và điểm yếu riêng: Lá dài bông ít, thưa; nhưng bông lại bự (lớn). Lá bầu tròn thì bông khủng khiếp (nhiều); nhưng bông thưa chỉ 5, 6 cánh. Còn loại 15, 16, 24,36…. cánh thì bông rất bự nhưng cũng thưa nụ hơn. Tùy sở thích của khách hàng, việc chọn mai và giá cả cũng có gia giảm. Giá cả mai vàng cũng tùy mùa. Với kiểng cổ thụ mai có gốc bề hoành 1,2m, chiều cao 6,5m, tán dưới 3m, tán trên cùng 20cm và các chi nhánh độ 15 năm, ứng với thân khoảng 100 tuổi, giá có mềm gì cũng không dưới 500 triệu đồng. Nói chung, người chơi kiểng đều hiểu: cây đẹp, để càng lâu, cây càng có giá trị lớn, không sợ lỗ. Nhưng do không đủ vốn để giữ lâu cây trong vườn nên sau khi tạo dáng cây chừng vài ba năm, họ bán đi để thu hồi vốn kinh doanh tiếp. Chỉ trừ những cây “độc” mới được giữ lại, vừa để chơi, vừa làm của.
Anh Lê Văn Tý, tổ trưởng tổ cây kiểng làng nghề cho biết: “Cơ sở anh hiện có 500 cây lớn nhỏ. Loại lớn khoảng 150 triệu cây, loại nhỏ giá thấp nhất cũng vài trăm ngàn. Bình quân một dịp Tết, anh kiếm được cũng khoảng 100 triệu”. Anh khoe mới bán được một cây 120 triệu. Cây mai này, anh chỉ cần 3 năm chăm sóc. Công cán có thể nói không bao nhiêu mà giá mua cây nguyên liệu lúc đầu cũng chỉ vài chục triệu.
Mai ở làng Phước Định có nhiều giá. Loại vài trăm triệu, cá biệt có cây hơn 500 triệu; loại vài chục triệu, vài triệu và loại mới tạo 5, 7 năm giá vài trăm ngàn. Theo anh Minh: “Một dịp Tết, tổng thu nhập kiểng mai vàng mang lại cho Phước Định có tới 7, 8 tỉ đồng. Hộ thu nhập ít nhất hàng năm cũng 40, 50 triệu đồng”. Đây là khoảng thu nhập không nhỏ đối với doanh thu của một xã, đừng nói chi một ấp.
Anh Minh cho biết thêm: “Làng Mai từ lâu là sự tự phát của bà con nhưng từ khi được tỉnh công nhận, chúng tôi đăng biển hiệu trên Quốc lộ 57 để khách đi đường tiện có thể ghé tham quan làng nghề, hoặc để chọn hàng. Còn dịp chuẩn bị Tết, chúng tôi có rất đông khách hàng. Tháng này, đã bắt đầu có khách hàng tới mua lai rai. Họ từ TPHCM, các tỉnh Miền Đông, miền Tây về.
Có thể nói, xuất phát từ một thú chơi, trồng kiểng mai vàng đã trở thành ngành kinh doanh chủ lực của làng Phước Định. Cái khó của người dân muốn làm ăn lớn là vốn. Nếu được hỗ trợ vay vốn, chắc chắn số lượng mai vàng sẽ tăng lên và tiếng tăm của làng nghề có dịp đi xa hơn. Đây sẽ là điểm du lịch thú vị, khi khách về miền Tây thưởng xuân, có thể ngắm mai vàng khoe sắc dưới nắng xuân trong ba ngày Tết
Nguồn: http://nôngnghiep.vn/nongnghiepvn

Hoa Mai Việt Nam

0 replies

Để lại một đánh giá

Bạn có muốn tham gia cuộc trao đổi?
Có thể thỏa sức thảo luận!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *