Khắc Phục Bưởi Không Trái

Khắc Phục Bưởi Không Trái

Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật , trong đó ta nên để ý khâu chăm sóc ,và áp dụng kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu mới đây trên cây bưởi tùy theo đăc điểm của vùng miền trên cả nước .

Các giải pháp khắc  phục Bưởi không  trái

Khắc Phục Bưởi Không Trái

Cần áp  dụng các biện pháp kỹ thuật , trong đó ta nên để ý khâu chăm sóc ,và áp dụng  kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu  mới  đây trên cây bưởi  tùy theo đăc điểm của vùng miền  trên cả nước .

Chăm sóc : Các nhà vườn nên tạo sự thông thoáng cho cây, theo nguyên tắc các cành không giao nhau . Nếu vườn quá dày nên đốn bỏ bớt những cây còi cọc, cây kém chất lương  trái không ngon , tạo sự thông thoáng cho vườn , giảm được dịch hại cho cây . Đây là yếu tố rất quan trong  giúp cho cây phát triển tốt, tích lũy cho  chu kỳ ra hoa, đậu trái cùa cây mùa tới .(Sẽ đăng bài riêng về cách chăm  sóc)(*)

Các nhà vườn ở Đông Nam  Bộ , cây cách cây là  5m .5 m.

Phòng trừ sâu bệnh L*)

Cây bưởi  dễ  mắc phải  loại sâu vẽ lên lá bưởi, sâu vẽ bùa (*), Nhện đỏ(*),Xì mủ cây (*)

Loét . Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực ,ảnh hưởng  rất nhiều đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trong mùa vụ tới.

Tích cực áp dụng phòng trừ dịch hại (IPM)(*)cho cây bưởi , hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Khi ta dùng phài đảm bảo 4 đúng :,  đúng  thuốc, đúng thời điểm , đúng cách, đúng liều lượng , vừa đạt hiệu quả kinh tế cao về phòng trừ sâu bệnh  và giảm chi phí đầu tư.

Bón phân cho cây trồng ;(*)

Nên bón phân vừa phải và cân đối  chú ý tăng lượng  kali, va lân (*)

Áp dụng thụ phấn bổ sung ;Thụ phấn bổ sung  thủ công đã được diện nc rau quả phổ biến, dùng phấn hoa bưởi chua , bưởi  khác giống , thụ phấn bằng tay cho vườn bưởi .

Hai là, trong vườn bưởi đang trồng ,ta cắt bỏ  1, 2 cành  vượt , để nảy mầm cành bánh tẻ , sau đó tiến hành ghép áp  hoăc ghép mắt (*) giống bưởi  khác giống (ngọt hoăc chua),. Sau một năm cành này ra hoa , là  nguồn phấn bổ sung  cho cây đó và cho các cây xung quanh.

Ba là, do vườn quá dày, có thể loại bỏ một số cây kém hiệu  quả  sau đó cải tạo giống bưởi khác .Các cây ghép cải tạo  sau  một năm  cũng ra hoa ,dùng để làm cây thụ phấn cho các cây xung quanh .

Ngoài ra, một  kinh  nghiệm kiểm chứng đã đươc kiểm chứng  là trồng xen ổi vào vườn bưởi có tác dụng  hạn chế được bệnh Greening (vàng  lá) xung quanh  rào còn trống ta trồng  thêm  những cây chắn  gió  để giảm bớt  sư  rụng trái  khi có gió mạnh.

Nguồn tin  khoa học – kỹ thuật (báo NNVN)  Bùi Đức Thúy  viết

 

(*) sẽ có từng bài viết riêng của nhà khoa học  và kinh nghiệm của cô bác nông dân

 

HoaMaiViệtNam

0 replies

Để lại một đánh giá

Bạn có muốn tham gia cuộc trao đổi?
Có thể thỏa sức thảo luận!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *