Chăm sóc cây cảnh đón xuân

Chăm sóc cây cảnh chuẩn bị đón xuân

Năm hết tết đến mọi người dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón xuân, trong đó có việc thu dọn, chăm sóc lại vườn cảnh. Một việc tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản ,vì làm như thế nào cho đúng để cây phát triển tốt và trổ hoa? Có một số điểm cơ bản chúng ta cần lưu ý: Chọn vị trí đặt chậu.

Chăm sóc cây cảnh chuẩn bị đón xuân.

Chăm sóc cây cảnh đón xuân

Năm hết tết đến mọi người dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón xuân, trong đó có việc thu dọn, chăm sóc lại vườn cảnh.

Một việc tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản ,vì làm như thế nào cho đúng để cây phát triển tốt và trổ hoa? Có một số điểm cơ bản chúng ta cần lưu ý: Chọn vị trí đặt chậu.

Trong khoảng diện tích dành cho cây cảnh dù trên sân thượng hay khoảng sân hẹp đều có chỗ mát và chỗ nắng, vì vậy khi bố trí xếp đặt, ví dụ: các loài cây thuộc họ xương rồng, tre, trúc thì để nơi có nhiều nắng, ngược lại các loại cây lá màu, phong lan để nơi mát có độ chiếu sáng ít. Không nên xếp đặt nhiều cây san sát nhau, làm cho cây thiếu nắng, ẩm thấp dễ bị nhiễm các loại bệnh nấm, nấm meo.

Tưới nước : Việc tưới nước rất quan trọng, đối với cây cảnh, tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần là bao nhiêu số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp?  tùy thuộc từng loại cây cảnh và dung tích mà ta tưới nhiều hay ít. Cũng cần lưu ý tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây, ta có thể hãm (chỉ tưới nước duy trì sự sống cho cây) hoặc thúc đẩy đễ cây phát triển … những loai cây thông thường mỗi ngày tưới 1 ngày hai lần vào thời gian buổi sáng 7 giờ và buổi chiều lúc 16 giờ, còn những loại cây mọng nước, như xương rồng chỉ cần 2, 3 ngày tưới 1 lần là đủ và cũng tưới vào lúc trời mát. Tóm lại việc tưới nước phải đủ để làm ướt đất, đất hút hết nước không đọng lại, làm đất bị úng gây ngạt, thối rễ cây.

Phải chú ý đến nguồn nước tưới cho cây, không dùng nước mặn, phèn, bẩn, và có chất độc để tưới. Có thể tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước như mưa  trải rộng khắp khu vườn hoặc tưới nhỏ giọt vào gốc mỗi cây…

Bón phân cho cây cảnh cũng rất quan trọng, có người lúc mang cây về trồng đến hai ba năm sau cũng chưa có một chút phân nào thì làm sao cây phát triển tốt. Chúng ta phải tiến hành bón phân theo định kỳ hoặc theo yêu cầu  của mỗi loại cây.

Có hai phương pháp bón phân cho cây cảnh.

Bón vào đất còn gọi là bón lót  khi chuẩn bị đất trồng hay khi thay chậu thường là phân chuồng hay là phân bón đa lượng

Bón qua việc tưới nước vào bón lá  là các loại phân vi lượng, với mục đích cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất cho cây sinh trưởng, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong  đất kích thích ra rễ, lá, hoa.

Liều lượng một lần bón phân tùy thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, loại phân bón … không nên bón vượt quá liều lượng  theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường 1kg đất không nên bón quá 10g đạm, 2,5g lân và 0,5g kali. Chú ý  không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa  mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau 15 -20 ngày và nên bón vào đầu mùa mưa hoạc gần cuối mùa mưa.

Tóm lại muốn có một vườn cây đẹp cần phải có thời gian chăm sóc và tưới nước mỗi ngày, định kỳ hai ba tháng bổ sung phân bón cho cây, thay chậu , thay đất phải xới thường xuyên tạo độ thông thoáng cho rễ, tỉa cành, lá, tạo dáng cho cây. …Có nhiều người khi mới lập vườn cảnh nhìn rất đẹp nhưng chỉ sau một hai năm thì cây cối xơ xác chỉ còn lại chậu và gốc cây khô queo cằn cỗi, đó là do sự thiếu chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng cách, một việc tưởng như đơn giản nhưng không đơn giản!

Bà con cô, bác muốn tìm hiểu sâu hơn xin đón đọc tạp chí Hoa cảnh , Hương Sắc có nhiều chuyên mục cây cỏ và thú cưng…..

Minh Trí viết (Hoa Cảnh)

Bà con, cô bác có ý kiến hay gửi vào    maisaigon@ymail.com

Hội Hoa Mai cám ơn

Hoa Mai Việt Nam

0 replies

Để lại một đánh giá

Bạn có muốn tham gia cuộc trao đổi?
Có thể thỏa sức thảo luận!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *