Thương hiệu cây Bưởi Đường An Phú Đông

Bưởi đường An Phú Đông đi tìm thương hiệu

Bưởi đường An Phú Đông, Q.12, TP.HCM là loại trái đặc sản nổi tiếng không thua bưởi Tân Triều (bưởi Biên Hòa). Đây là loại bưởi có chất lượng rất cao nhưng do ảnh hưởng triều cường và nguồn nước ô nhiễm khiến diện tích trồng bưởi đường ngày càng bị thu hẹp.

Bưởi đường An Phú Đông

Ông Huỳnh Thế Trọng – Phó chủ tịch Hội Nông dân P.An Phú Đông cho biết: “Bưởi đường An Phú Đông có trái quanh năm, dễ trồng, chỉ ba-bốn năm là ra trái. Trái bưởi tròn, da vàng xanh, không có núm, nặng 1,5 – 2kg/trái. Múi bưởi to trắng, nước ngọt, không dính tay, dễ bóc vỏ lụa và không hạt nên được rất nhiều người ưa chuộng. Trước đây, hầu như nhà nào cũng trồng bưởi, ít thì mười gốc, nhiều thì 50 – 70 gốc. Năm 2004, do triều cường, vỡ bờ bao nên bưởi bị ngập, thúi rễ và chết. Bên cạnh đó, do đô thị hóa nhanh, nhiều hộ bán đất, xây nhà trọ, nên diện tích trồng bưởi ngày càng bị thu hẹp. Hiện cả phường còn gần 20 hộ trồng bưởi đường nhưng chỉ khoảng hơn 400 cây.

Là người trồng bưởi qua nhiều đời, chị Trịnh Ngọc Yến (ở 0862/3D- KP.3) kể: ngày xưa, các hộ trồng bưởi quanh nhà hoặc trong vườn, chủ yếu để ăn và làm quà biếu nhân dịp giỗ, Tết nhưng giờ thì khác. Hiện nhà chị có 57 gốc (6 – 15 năm tuổi) một gốc cho ra 300 – 400 trái/năm, bán 20.000đ/kg. Thương lái vào mua trọn vườn, chị không đủ để bán. Trồng bưởi đường còn có thêm thu nhập là chiết cành bán giống vào mùa mưa (30.000đ/cành). Tuy nhiên, sau đợt triều cường năm 2004, hơn nửa số gốc bưởi của chị chết. Chị chăm sóc, xịt thuốc nhưng cũng không cứu được. Năm 2008, từ khi có bờ bao, các hộ trồng bưởi không lo ngập nước… nhưng lại không có nước để tưới. Đó là chưa kể, nhiều loại sâu bệnh như nhện đỏ, nhện trắng, chảy mủ… tàn phá cây bưởi.

Ông Nguyễn Văn Luông (503/5A – KP.2) trước đây cũng trồng được trên 100 gốc bưởi đường, bán quanh năm, thu bộn tiền lời, nhưng hiên vườn của ông chỉ còn 21 gốc bưởi đường giống. Ông than: “Giờ trồng bưởi không dễ dàng như trước, nguồn nước ô nhiễm nên phải chăm sóc, bón phân, xịt thuốc kỹ hơn. Vốn đầu tư nhiều nhưng năm được mùa, năm mất mùa. Nhiều khi muốn bán quách vườn đi, nhưng lại thấy tiếc vườn bưởi đường quý nên lại thôi”.

Ngoài ra, vấn đề thương hiệu cũng khiến nhiều chủ vườn trồng bưởi ở đây trăn trở. Họ cho rằng: chất lượng bưởi đường An Phú Đông khác biệt so với bưởi da xanh, năm roi bởi vị ngọt thanh, để lâu càng ngon nên người dân ở Tiền Giang, Long An… đến mua cây giống về trồng. Tuy nhiên, do không phù hợp chất đất nên khi thu hoạch, trái đẹp nhưng ruột lại không ngon. Thế mạnh là vậy, nhưng đến giờ bưởi đường An Phú Đông vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường. Nếu không được đầu tư khôi phục lại vườn trái đúng mức thì cũng chẳng bao lâu nữa, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, bưởi đường An Phú Đông có thể sẽ bị tuyệt chủng.

Ông Lương Chánh Định, Chủ tịnh Hội Nông dân P.An Phú Đông cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để quảng bá thương hiệu bưởi đường An Phú Đông, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và giá trị của bưởi đường trên thị trường. Sở NN&PTNT đã cấp lô-gô, nhãn mác nhưng địa phương còn chờ chứng nhận thương hiệu (bởi phải qua thẩm định xuất xứ, chất lượng…). Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn hiện nay là diện tích trồng bưởi đường ngày càng bị thu hẹp. Thị trường bán nhỏ lẻ, chủ yếu là người dân tự bán, chưa có các đơn vị lớn đặt mua, hỗ trợ bà con mở rộng quy mô. Để giúp người dân duy trì giống bưởi quý này, Hội Nông dân đã hỗ trợ 50% tiền giống, giúp bà con vay vốn, triển khai hỗ trợ kỹ thuật chiết cây giống, phân bón… để duy trì diện tích bưởi đường An Phú Đông và nhân rộng mô hình”.

tai lieu cua trung tam khutyen nong Quan  12  , Bao (NNVN)

 

Hội hoa mai Phường An Phú Đông

0 replies

Để lại một đánh giá

Bạn có muốn tham gia cuộc trao đổi?
Có thể thỏa sức thảo luận!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *